Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đẩy mạnh chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
Là một tỉnh miền
núi, có diện tích rừng lớn tập trung ở những xã vùng sâu, vùng xa với nhiều chủ
rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiếu số vốn quen với việc sử dụng tiền mặt,
đây là thách thức lớn đặt ra với việc triển khai thực hiện chi trả DVMTR thông
qua giao dịch điện tử, tài khoản ngân hàng và giao dịch khác. Ngoài ra trên địa
bàn có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở vật
chất, hạ tầng dịch vụ của các đơn vị trung gian thanh toán chưa vươn tới được…
Trong những năm
vừa qua, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp trên, sự vào cuộc của các cấp,
các ngành và sự nỗ lực khắc phục vượt qua khó khăn, thách thức của tập thể cán
bộ, viên chức, người lao động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La và các
ngân hàng tuyên truyền vận động chủ rừng tích cực tham gia hướng ứng việc thanh
toán tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) thông qua tài khoản ngân hàng trên địa
bàn tỉnh Sơn La đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, số tài khoản của chủ rừng
đã mở tại các ngân hàng là trên 39.000 tài khoản, đạt trên 97% tổng số chủ rừng.
Số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả qua tài khoản ngân hàng hằng năm trên
200 tỷ đồng, đạt 98% tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là kết
quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng Việt Nam, UBND tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ và sự nỗ lực khắc
phục vượt qua khó khăn, thách thức của tập thể cán bộ, viên chức Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng tỉnh Sơn La.
Năm 2018, với sự
hỗ trợ của Dự án Rừng và Đồng Bằng Việt Nam (VFD), tỉnh Sơn La bắt đầu áp dụng
thí điểm hình thức chi trả tiền DVMTR qua Viettel Pay. Tiếp theo đó thực hiện chỉ
đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
(Quỹ) tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm thanh toán tiền
DVMTR thông qua giao dịch điện tử, tài khoản ngân hàng và dịch vụ khác với mục
tiêu đánh giá lựa chọn các loại hình dịch vụ phù hợp và giúp các chủ rừng làm
quen, trải nghiệm các tiện ích, tính hiệu quả, an toàn của các loại hình dịch vụ
thanh toán. Quỹ đã thí điểm 3 loại hình dịch vụ là thanh toán điện tử, bưu điện
và ngân hàng với 05 đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán là Ngân hàng
NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Công thương, Viettel Pay và
Bưu điện tỉnh để chi trả cho các chủ rừng và bước đầu đã đạt được những thành
công nhất định nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Đến năm
2020, nhận thấy việc chi trả tiền DVMTR qua Viettel Pay và Bưu điện gặp nhiều
khó khăn, bất cập xuất phát từ cả phía các chủ rừng và bên cung cấp dịch vụ
trung gian thanh toán. Quỹ đã tham mưu đề xuất Hội đồng quản lý Quỹ, UBND tỉnh
thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng qua duy nhất một loại hình dịch vụ đó
là tài khoản ngân hàng.
Phiên giao dịch và mở tài khoản của ngân hàng Agribank Sơn La tại xã Mường
Cai huyện Sông Mã
Đặc biệt,
trong năm 2023, Quỹ phối hợp với Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội
Chi nhánh tỉnh Sơn La, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La chi
trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng cho 39.644/40.538 chủ
rừng đạt 98% tổng số chủ rừng với số tiền 241,747/243,093 tỷ đồng đạt 99,4% tổng
số tiền chi trả DVMTR toàn tỉnh. Đây làm một bước ngoặt mới trong công tác chi
trả của các chủ rừng theo đó Quỹ dừng không hỗ trợ các khoản phí thanh toán tiền
mặt cho các chủ rừng mà tiếp tục tuyên truyền, vận động chủ rừng nhận tiền từ
tài khoản và sử dụng cá ứng dụng để chi tiêu như: Agribank E-Mobile Banking,
VBSP Smart Banking... và có phương án, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các
chủ rừng có nhu cầu rút tiền mặt.
Phiên giao dịch và mở
tài khoản ngân hàng chính sách và xã hội tại xã Chiềng Ngần thành phố Sơn La
Những
thành công bước đầu trên, đang là nguồn cổ vũ động viên, khuyến khích tập thể
lãnh đạo, viên chức Quỹ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục
khó khăn, thách thức tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện thanh toán tiền dịch
vụ môi trường rừng không dùng tiền mặt bảo đảm nguyên tắc chi trả DVMTR công
khai, dân chủ, khách quan, công bằng.
Ngọc Hiệp - Quỹ Sơn La